TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI 26/04/201625/08/2022 HASHTAGTÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI Mục Lục Ẩn 1 TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI 1.1 Chỉ số AQI là gì ? 1.2 Thủy ngân gây hại như thế nào ? 1.3 Cách hạn chế thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua hô hấp ? Nếu thủy ngân tồn tại trong không khí, thì TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI là gì ? Cách phòng chống như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Gần đây báo chí tràn ngập thông tin tại Hà Nội, mức độ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí rất nghiêm trọng. Cụ thể là thông tin tại trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Theo TS Hoàng Dương Tùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội thay đổi theo từng thời điểm và hiện nay là thời điểm giảm. Dù vậy, chỉ số AQI đo được vào ngày 14/4 vẫn dao động ở mức 54-140, mức kém theo thang đánh giá, khuyến cáo những người nhạy cảm hạn chế ra ngoài. Trước đó, khoảng 6 tuần (vào đầu tháng 3/2016), chỉ số AQI ở Hà Nội có lúc lên đến 388 – mức ô nhiễm rất nặng, cao nhất trên thang đánh giá. Mức này, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà. Chỉ số AQI là gì ? Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất ô nhiễm gồm: CO, NO2, SO2, O3 và bụi, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí khu vực ven đường hoặc dân cư trong Thành phố, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Chỉ số AQI giao động từ 0 – 50 được xem là tốt, từ 51 – 100 là trung bình. Nếu cao hơn nữa thì sẽ gây nguy hiểm với người. Thủy ngân gây hại như thế nào ? Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Nó xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI như thế nào ? Thủy ngân rất độc, có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng và có thể gây khuyết tật với thai nhi… Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hoá nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn. Cách hạn chế thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua hô hấp ? Khi đã biết TÁC HẠI CỦA THỦY NGÂN KHI HÍT PHẢI thì chúng ta cần làm gì. Đối với những khu vực bị cảnh báo nhiễm độc thủy ngân thì tốt nhất nên hạn chế lưu thông qua những khu vực này. Ngoài ra bạn cần phải sử dụng những loại khẩu trang chuyên dụng phòng chống hóa chất. Ví dụ như Khẩu trang chống bụi hóa chất 3M 8516, tiêu chuẩn N95 được thiết kế dùng cho các công nhân làm việc trong môi trường độc hại cao, chống khí flo, NO2, Thủy Ngân, Acid, bụi mực máy photocopy…