tin tức thiên phúc copier

Năng Lượng Tái Tạo Là Gì? Phân Biệt Năng Lượng Tái Tạo & Không Tái Tạo

Năng lượng tái tạo và không tái tạo là những yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta, có nhiệm vụ vận hành và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, duy trì sinh hoạt hằng ngày. Vậy chính xác thì năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng không tái tạo là gì? Làm sao để phân biệt giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Thiên Phúc Copier.

Tìm hiểu về năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng là tái tạo là những loại năng lượng được tạo ra tự nhiên, có khả năng hình thành liên tục và kéo dài vô hạn. Ví dụ như: gió, mưa, mặt trời, thuỷ triều,… Ngược lại với năng lượng hóa thạch, những nguồn năng lượng tái tạo này được xem là năng lượng sạch, hay là năng lượng tái sinh. 

Năng lượng tái tạo là gì?

Các dạng năng lượng tái tạo

Nhờ những ưu điểm vượt trội cùng khả năng sử dụng vô hạn, năng lượng tái tạo đang ngày càng được trở nên phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Các dạng năng lượng tái tạo được sử dụng rộng rãi nhất có thể kể đến:

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo phổ biến và tiềm năng nhất hiện nay. Năng lượng mặt trời được khai thác thông qua các tấm pin quang điện để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng, hoặc sử dụng hệ thống thu nhiệt để tạo nhiệt năng. 

Ưu điểm của năng lượng mặt trời là không gây ô nhiễm môi trường, nguồn cung dồi dào và có thể triển khai trên nhiều quy mô, từ hộ gia đình đến các nhà máy điện mặt trời lớn. Tuy nhiên, hiệu suất của nó phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thời gian trong ngày. Năng lượng này cũng yêu cầu diện tích lắp đặt rộng để có thể sử dụng hiệu quả nhất.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng gió 

Năng lượng gió được khai thác thông qua các tua-bin gió, rồi biến đổi động năng của chúng thành điện năng. Đây là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí nhà kính và có thể hoạt động liên tục nếu có lượng gió ổn định. Các trang trại điện gió có thể được xây dựng trên đất liền hoặc ngoài khơi, tận dụng các khu vực có tốc độ gió cao. Tuy nhiên, năng lượng gió cũng có nhược điểm như phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, ảnh hưởng đến cảnh quan và có thể gây tiếng ồn cho khu vực xung quanh.

Năng lượng gió

Năng lượng thủy điện 

Loại năng lượng này tận dụng dòng chảy của nước để quay tua-bin và phát điện. Đây là nguồn năng lượng tái tạo được phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới nhờ khả năng cung cấp điện ổn định và đáp ứng được công suất lớn. Ngoài phát điện, việc xây dựng các đập thuỷ thủy điện còn có thể hỗ trợ điều tiết lũ lụt và cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu. 

Năng lượng thủy điện

Năng lượng sinh khối 

Chúng được tạo ra từ quá trình đốt cháy hoặc phân hủy sinh khối như gỗ, rơm rạ, chất thải nông nghiệp hoặc sinh học để sản xuất điện và nhiệt. Đây là nguồn năng lượng có thể tái tạo liên tục, giúp giảm thiểu rác thải và tận dụng tài nguyên sinh học hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được khai thác hợp lý, năng lượng sinh khối có thể gây ô nhiễm không khí do phát thải khí CO₂ và các hạt bụi trong quá trình đốt cháy.

Năng lượng sinh khối

Năng lượng địa nhiệt 

Sở dĩ được gọi là năng lượng địa nhiệt vì nguồn năng lượng này được tạo ra từ hoạt động khai thác nhiệt lượng từ lòng đất nhằm sản xuất điện hoặc cung cấp nhiệt sưởi ấm. Ưu điểm của nguồn năng lượng địa nhiệt là có thể hoạt động liên tục mà không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, đồng thời phát thải khí nhà kính rất thấp. Tuy nhiên, việc khai thác địa nhiệt yêu cầu các khu vực có hoạt động địa chất phù hợp, chi phí đầu tư ban đầu cao và có nguy cơ gây ra biến động địa chất nếu không được kiểm soát tốt.

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng pin nhiên liệu hydro

Năng lượng pin nhiên liệu hoạt động dựa trên phản ứng hóa học giữa hydro và oxy để tạo ra điện năng, đồng thời chỉ thải ra nước sạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Pin nhiên liệu hydro có hiệu suất cao, có thể sử dụng trong giao thông vận tải và quá trình sản xuất điện.

Năng lượng pin nhiên liệu hydro

Nhiên liệu đốt 

Đây là một dạng năng lượng tái tạo có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch. Khi hydro được đốt cháy, nó tạo ra năng lượng mà không thải ra CO₂, từ đó hạn chế được phần lớn các tác động tiêu cực đến môi trường. Loại nhiên liệu này có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp, giao thông và sản xuất điện.

Nhiên liệu đốt

Năng lượng chất thải rắn 

Năng lượng này được tạo ra nhờ tận dụng rác thải sinh hoạt và công nghiệp để đốt cháy hoặc xử lý sinh học nhằm tạo ra điện năng và nhiệt năng. Phương pháp này không chỉ giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, mà còn tạo ra nguồn năng lượng có thể tái sử dụng. Lưu ý rằng quá trình trình đốt và phân loại rác có thể gây ra một số nhược điểm về khí thái nếu không được hướng dẫn và kiểm soát tốt.

Năng lượng chất thải rắn

Năng lượng thủy triều 

Chúng ta có thể khai thác sự lên xuống của mực nước biển để quay tua-bin phát điện. Năng lượng thuỷ triều là một nguồn năng lượng tái tạo ổn định và có tiềm năng lớn ở các khu vực sống gần biển.

Năng lượng thủy triều

Năng lượng mưa 

Đây là một dạng năng lượng tái tạo vô cùng mới mẻ, tận dụng động năng của các giọt mưa để tạo ra điện. Các nghiên cứu gần đây đã phát triển công nghệ màng nano và hệ thống tua-bin nhỏ để thu hồi năng lượng từ nước mưa. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được triển khai rộng rãi do hiệu suất chưa ổn định và còn phải phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa.

Năng lượng mưa

Tìm hiểu về năng lượng không tái tạo

Năng lượng không tái tạo là gì?

Đều được tạo ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng trái ngược với năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo lại được dùng để chỉ những loại năng lượng có rất ít hoặc gần như không có khả năng tái tạo. Đó có thể là: dầu mỏ, than đá hay khí đốt. Sau một thời gian khai thác với số lượng đủ lớn, các nguồn năng lượng không tái tạo sẽ bị cạn kiệt và không thể xuất hiện trở lại.

Các dạng năng lượng không tái tạo

Năng lượng than đá 

Đây là một trong những nguồn năng lượng không tái tạo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Than đá được khai thác từ lòng đất và đốt cháy để sản xuất điện hoặc cung cấp nhiệt cho các ngành công nghiệp. Ưu điểm của than là trữ lượng lớn, giá thành rẻ và có thể khai thác dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay than đá được khai thác với diện tích rất lớn, do đó, chúng được dự đoán sẽ sớm bị cạn kiệt trong tương lai.

Năng lượng than đá

Năng lượng dầu mỏ 

Năng lượng dầu mỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, công nghiệp và sản xuất điện, khí đốt. Dầu mỏ được khai thác từ các mỏ dưới lòng đất hoặc đáy biển, sau đó tinh chế để tạo ra xăng, dầu diesel và nhiều sản phẩm hóa dầu khác. 

Với mật độ năng lượng cao và khả năng vận chuyển thuận tiện, dầu mỏ là nguồn nhiên liệu chủ chốt của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ có hạn và trong quá trình khai thác, chúng cũng tạo ra lượng lớn khí thải độc hại, góp phần làm gia tăng sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Năng lượng dầu mỏ

Năng lượng khí đốt tự nhiên 

Đây là một nguồn nhiên liệu hóa thạch có thành phần chủ yếu là methane (CH₄), thường được sử dụng để sản xuất điện, sưởi ấm và làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông. So với than đá và dầu mỏ, khí đốt tự nhiên sạch hơn vì tạo ra ít khí CO₂ và bụi mịn hơn khi đốt cháy.

Năng lượng khí đốt tự nhiên

Năng lượng hạt nhân 

Năng lượng hạt nhân được khai thác từ quá trình phân hạch hạt nhân của các nguyên tố như uranium và plutonium để tạo ra nhiệt. Chúng có ưu điểm là hiệu suất cao, không tạo ra khí thải CO₂ và có thể cung cấp điện ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của loại năng lượng này là nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ các sự cố nhà máy điện hạt nhân, cũng như sự hạn chế trong việc xử lý chất thải phóng xạ độc hại ra môi trường sống.

Năng lượng hạt nhân

Phân biệt năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Giống như tên gọi của hai loại năng lượng, thì năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo cũng sẽ tồn tại những sự khác biệt đối ngược nhau. Nổi bật trong số đó là:

  • Về tác động đến môi trường: Việc sử dụng thường xuyên năng lượng không tái tạo sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điển hình là sự ô nhiễm đất, nước, không khí. Ngược lại, năng lượng tái tạo lại có khả năng hỗ trợ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa các tác động xấu ảnh hưởng đến đời sống.
  • Về khả năng cung cấp: Vì có giới hạn nhất định và khó có thể tái tạo trở lại, thế nên việc sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ gặp nhiều hạn chế hơn so với năng lượng tái tạo. Nếu không có kế hoạch phân bổ và thay thế hợp lý, những ngành công nghiệp sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo có thể sẽ phải đối diện với tình trạng mất nguồn cung trong tương lai.

tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì?

Kết luận

Bài viết trên của Thiên Phúc đã giúp bạn giải nghĩa được năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng không tái tạo là gì? Đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa hai nguồn năng lượng trên.

Để tìm kiếm và được giải đáp thêm các thông tin về công nghệ, kỹ thuật và đời sống, bạn hãy truy cập chuyên trang Tin tức của chúng tôi. Thiên Phúc hiện đang là đơn vị chuyên Cho thuê máy photocopy giá rẻ – không đặt cọc hàng đầu tại TP.HCM. Với chi phí chỉ từ 499.000 VNĐ/tháng, bạn đã có cơ hội được tiếp cận và sử dụng các loại máy in, máy photocopy đến từ các thương hiệu nổi tiếng, tích hợp đầy đủ mọi công nghệ đời mới hiện nay.

Để nhận tư vấn thêm về dịch vụ Cho thuê máy photocopy, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0934 18 33 38

Địa chỉ: 32 đường số 10, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, HCM

TIN NỔI BẬT